Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt, sinh năm 1939 tại Gia Định. Ông Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu. Theo Tây học, ông đã có một tâm hồn nghệ sĩ ngay từ thuở còn thơ ấu. Bắt đầu học nhạc lúc 17 tuổi với các nhạc sĩ: Thẩm Oánh, Hùng Lâm, Nguyễn Cầu, Nguyễn Quý Lãm, Xuân Bìng, tại trường Ca Vũ Nhạc Phổ thông. Ròng rã hai năm trời thụ mãn, ông ra trường và gia nhập ban Hoa Niên. Ngoài ra ông còn hợp tác với ban đàn dây Xuân Bình để trình diễn trong vô tuyến truyền thanh. Thời gian này ông đã hoạt động văn nghệ mạnh mẽ nhất.
Nhạc phẩm đầu tay của ông là bản “Trăng quê hương” được xuất bản vào năm 1958 và sau đó là bản “Vui tàn ánh lửa” vào năm 1959.
Cũng ở thời gian này ôn đứng ra điều khiển và thành lập các ban văn nghệ: Thông tin Quận I, Tổng hội S.V.H.S. Đô Thành và ban Luân Vũ để đi trình diễn lưu động cho các hoạt động chính quyền. ngoài ra ông cũng còn nhận dạy lý thuyết về nhạ lý cho một tư thục trong Đô Thành và rèn luyện cho một vài ca sỹ hiện đã nổi tiếng đương thời. Hơn nữa lúc bấy giờ ông còn là một ký giả tân nhạc kịch trường, cộng tác với nhật báo Lẽ Sống, tuần báo Bình Dân với bút hiệu Mộng Thu, Giang Ái Sĩ.
Vào năm 1960 ông đã xuất bản nhạc phẩm “Rồi một ngày”, tiếng nói lo âu của một đôi tim trong lứa tuối yêu đương, lúc nào cũng lo nghĩ đến một ngày mai xa cách. Và tiếp theo là nhạc phẩm “Xích lại gần anh tí nữa”, “Thế hãy còn xa lắm”, “Tiếng vạc sầu đêm”.
Ông cũng từng là một thủy thủ văn nghệ: ngoài việc sáng tác nhạc ông còn là một kịch sĩ trong ban kịch Hải quân và là một Khẩu cầm thủ hữu hạng lúc bấy giờ.
Vào thời điểm đó vì thiếu may mắn nên quần chúng chưa biết nhiều đến ông, tuy nhiên trong giới văn nghệ Quân đội thì quá quen thuộc với ông qua các công tác từ Ca Mau đến Bến Hải.
Ngoài các nhạc phẩm mang nặng tính chất lãnh mạng, trữ tình, ông còn sang tác những nhạc phẩm ca tụng kiếp sống hải hồ có những chuyện tình thơ mộng như :Người em hải đảo”, “Sầu đất tổ”, “Sầu nhân thế”,…
Ông lý giải về bút danh Mạc Thế Nhân của mình: “Xin góp nhặt một vài giọt mực với người đời dù đó là sự trầm lặng trong sáng tác. Chữ Mạc Thế Nhân được giải nghĩa như thế, chứ không phải là sự gán ghép tiêu cực, cho rằng tôi ‘mặc kệ người đời’ như một số người gieo cái xấu cho tôi một thời. Ai cũng có một dĩ vãng để ấp ủ, nâng niu. Tôi chọn đề tài tình yêu và quê hương vì trong tôi chất chứa nhiều tình cảm đẹp. Tôi chẳng bao giờ hư cấu, nên trái tim tôi yêu gì thì viết nấy”.
Sưu tầm