Menu Đóng

Nhạc Sĩ Song Ngọc

Song NgọcNhạc sĩ Song Ngọc tên thật Nguyễn Ngọc Thương sinh năm 1943 ở Long Xuyên, An Giang, là anh trai của ca sĩ Kiều Oanh.Ông viết nhạc từ năm 1957 và nổi tiếng từ năm 1960 với bài Tiễn Đưa phổ thơ Nguyên Sa, cho đến nay đã có trên 300 ca khúc. Ngoài bút danh Song Ngọc, ông còn dùng các bút hiệu: Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến

Song Ngọc là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng : Tiễn đưa, Xin gọi nhau là cố nhân,Mưa ướt, Giờ Tý canh ba, Tuổi mùa xuân, Đàn bà, Hà Nội ngày tháng cũ, Chiều thương đô thị, Hương đồng gió nội, Mưa Chiều, Bừng Sáng,Chúng Mình Ba Đứa, Một Chuyến Bay Đêm, Họp Mặt Lần Cuối, Thư Cho Vợ Hiền, Nó Và Tôi, Chuyện Tình Bé Nhỏ, Tình Yêu Như Bóng Mây..v..v…

Năm 1959, ông đánh trống trong ban nhạc Dân Nam, lúc đó thần đồng Kiều Oanh (em gái Song Ngọc) đương trình diễn trên sân khấu Dân Nam và rất nổi tiếng.

Vào đầu năm 1960, một trong những bài hát rất thịnh hành vào thời đó, tới phòng trà, đại nhạc hội hay phụ diễn tân nhạc đều nghe:
Người về chiều nay hay đêm mai
Người sắp đi hay đã đi rồi
Muôn vì hành tinh rung rung
Lung linh trên thềm ga vắng…

Ngay cả những ban nhạc tài tử trong các phường chung quanh thành phố, các bạn trẻ cũng cất tiếng hát ca vang. Bài hát thật nhẹ nhàng thơ mộng, trải dài trong quần chúng như một cơn gió nhẹ nhưng vô cùng mãnh liệt.

Bài thơ “Tiễn Đưa”thật hay của thi sĩ Nguyên Sa, được nhạc sĩ trẻ Song Ngọc (18 tuổi ) biến thành bài hát, vừa tung ra đã được hoan nghênh chào đón, trong giới văn nghệ cũng như ngoài quần chúng thưởng ngoạn. Tuy còn trẻ, nhưng trước đó Song Ngọc đã đặt một số bài nhạc cho các đài phát thanh

Nương theo đà thành công với bài hát Tiễn Đưa” thơ Nguyên Sa, nhạc Song Ngọc, ông tiếp tục viết thật nhiều trong giai đoạn này, trong khoảng 15 năm từ 1960 đến 1975, Song Ngọc đã sáng tác trên 150 bài hát, trong đó có những bài, đã được rất nhiều người ưa thích như Mưa Chiều, Chiều Thương Đô Thị, Bừng Sáng (do ban Hợp Ca Thăng Long trình bày). Chúng mình 3 đứa, Một Chuyến Bay Đêm, Thư Cho Vợ Hiền, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân… Đặc biệt trong thời gian ở Đà Lạt, Song Ngọc đã có bài vô cùng thơ mộng về thành phố sương mù, một tình yêu nhẹ nhàng như sương khói, long lanh như nước trên hồ Xuân Hương, một trong những ca khúc viết về Đà Lạt thật hay, thật buồn, nhẹ nhàng và thắm thiết “Tình Như Bóng Mây”:

Rồi mai tôi sẽ xa Đà Lạt
Thành phố này xin trả lại cho Em…

Một số Nhạc sỹ thường đặt nhạc cùng một tiết điệu, riêng Song Ngọc viết nhạc với nhiều tiết điệu, hoàn cảnh, tâm tình khác nhau. Ông tâm sự “Tôi ưa đi lang thanh như một nhạc sỹ giang hồ, mỗi lần có hoàn cảnh thường đi khắp đó đây, ngoài ra thì cũng đi nhiều nơi vì công tác. Nơi đâu cũng có vẻ đẹp riêng, nơi thôn quê bát ngát, trăng thanh dịu dàng, chốn đô thành thì nhộn nhịp, tưng bừng. Tới vùng chiến tranh thì súng đạn tơi bời, bao nhiêu đau khổ, người bạn vừa gặp nhau, chuyện chưa nói hết thì anh ta đã chết. Vì đời gian truân, lăn lộn, nên mỗi khúc nhạc đều mang riêng hình ảnh đặc biệt của nó”.

Sang Mỹ năm 1975, cuộc đời Song Ngọc cũng giống như trong tác phẩm của ông, rất nhiều màu sắc, thật nhiều khuôn mặt. Khởi đầu ông là chuyên viên địa ốc (vẫn giữ nghề và môn bài cho tới nay) đầu tư, làm Chủ hơn 10 tiệm “Chạp Phô Mỹ” rồi mở Chợ, Nhà Hàng, hiện nay làm chủ “Quán Trọ” Bear Creek Inn với trên 100 phòng. Làm bầu “Show” ca nhạc, mỗi năm tổ chức trên 20 lần

Sưu tầm

Posted in Âm nhạc - Giải trí

Bài tham khảo